Vitamin A

 

 

Là một vitamin tan trong chất béo. Vitamin A là chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ mắt, tăng cường sức khỏe ở niêm mạc và giác mạc.

 

 

 

 

Nguồn cung cấp

 

Vitamin A: vai trò với cơ thể và các trường hợp cần bổ sung | Medlatec

Vai trò đối với cơ thể

  • Vitamin A tham gia vào sự cấu tạo rhodopsin, giúp mắt cảm thụ tốt ánh sáng, hỗ trợ mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng. Khi thiếu vitamin A sẽ gây bệnh quáng gà. Vitamin A cũng là một trong những thành phần cấu tạo và giúp phim nước mắt (màn nước mắt) dính vào bề mặt giác mạc.
  • Hỗ trợ xương phát triển, đặc biệt là ở trẻ em.
  • Vitamin A có khả năng ức chế sự sừng hóa, tăng tiết chất nhầy. Do vậy, khi thiếu vitamin A sẽ có các triệu chứng như khô mắt, da khô, da bị nứt nẻ và sần sùi.
  • Vitamin A tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Giúp cho quá trình tái tạo tổ chức làm mau liền sẹo, các vết thương mau lành.
  • Vitamin A là một trong những vi chất quan trọng nhất trong thai kỳ. Thiếu vitamin A làm cho sự phát triển sinh dục chậm lại, rụng trứng không đều, các di tật bẩm sinh: liên quan mắt, sứt môi, thoát vị cơ hoành và thận lạc chỗ.

     Biểu hiện khi thiếu vitamin A  

  • Quáng gà (không nhìn rõ mọi vật khi trời nhá nhem tối), khô mắt, rát ở mắt, đỏ mắt, sau cùng nhiễm khuẩn có thể gây mù lòa.
  • Do tuyến lệ bị kích thích nên hay tiết nước mắt. 
  • Giảm sức đề kháng cơ thể, nên trẻ dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt bệnh đường hô hấp, sởi, bệnh tiêu hóa như tiêu chảy…
  • Sức chống đỡ của da với bệnh nhiễm khuẩn bị giảm sút.
  • Trẻ em chậm lớn.
  • Da và tóc khô, vết thương lâu lành.

    Biểu hiện khi thừa vitamin A

  • Buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu.
  • Ngứa, rụng tóc, đau xương.

   Nhu cầu vitamin A

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), hàm lượng vitamin A cần thiết mỗi ngày tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính:

  • Nam
    • Từ 1 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi: 400mcg – 500mcg vitamnin A;
    • Từ 1 tuổi đến 13 tuổi: 300mcg – 600mcg;
    • Từ 14 tuổi trở lên: khoảng 900mcg.
  • Nữ
  • Từ 1 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi: 400mcg – 500mcg;
  • Từ 1 tuổi đến 13 tuổi: 300mcg – 600 mcg;
    • Từ 14 tuổi trở lên: khoảng 700 mcg.
  • Phụ nữ đang mang thai
    • Từ 14 tuổi đến 18 tuổi: khoảng 750mcg;
    • Từ 19 tuổi đến 50 tuổi: khoảng 770mcg.
  • Phụ nữ đang cho con bú
    • Từ 14 tuổi đến 18 tuổi: khoảng 1.200mcg;
    • Từ 19 tuổi đến 50 tuổi: khoảng 1.300mcg.

     Phòng chống thiếu Vitamin A                        

  • Cải thiện bữa ăn hàng ngày: Các bữa ăn cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng và Vitamin A.
  • Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ: Sữa mẹ là nguồn cung cấp Vitamin A tốt nhất đối với trẻ nhỏ, cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh để tận dụng nguồn sữa non (nhiều Vitamin A và các kháng thể giúp trẻ phòng chống các tác nhân gây bệnh). Đồng thời, thực hiện cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
  • Trong quá trình chế biến thức ăn nên có dầu mỡ giúp tăng cường hấp thu vitamim A vì đây là loại vitamin tan trong dầu.
  • Đưa trẻ từ 6 - 60 tháng tuổi đến các Trạm Y tế xã, phường để uống vitamin A  dự phòng.

BS Nguyễn Thị Ngọc Trinh

Khoa Khám – BV Mắt Phú Yên