MỘNG THỊT

  1. Nguyên nhân : chính xác của bệnh mộng thịt hiện nay vẫn chưa được biết đến.

Có thể do việc tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV). Bệnh thường xảy ra ở những người thường sống trong môi trường nắng hoặc gió. Những người có mắt tiếp xúc với một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh này cao hơn như:

     +  Phấn hoa

    +  Cát, bụi

    +  Hút thuốc lá

  1. Chẩn đoán : Mộng thịt được chẩn đoán bằng cách khám mắt thông thường, không cần thiết phải tiến hành xét nghiệm. Tuy nhiên bệnh nhân có thể phải làm xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán tình trạng thị lực bị ảnh hưởng bởi mộng thịt.

+   Kiểm tra thị lực mắt bằng cách đo thị lực, đo khúc xạ .

+   Đo đánh giá sự thay đổi độ cong của giác mạc

+  Ảnh tư liệu để theo dõi tốc độ phát triển của mộng thịt (nếu có)

  1. Điều trị :

Hiện nay, tại Bệnh viện Mắt Phú Yên áp dụng một số phương pháp phẫu thuật :

+ Cắt mộng đơn thuần, đốt thân mộng hạn chế tái phát.

+  Ghép kết mạc tự thân

Ghép bằng vạt kết mạc xoay 360 độ

Ghép bằng một vạt kết mạc xoay hoặc hai vạt kết mạc xoay .

Hầu như không tái phát hoặc tái phát rất thấp khoảng 2% – 3%.

Sau đó, người bệnh tái khám sau 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm .

* MỘNG THỊT KHÔNG ĐIỀU TRỊ KHỎI BẰNG NỘI KHOA (DÙNG THUỐC) . Nếu mộng thịt trở nên đỏ và bị kích thích, có thể nhỏ nước mắt nhân tạo hoặc thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid loại nhẹ để giúp làm giảm viêm.

BsCK1 Trương Ngô Huynh

(Khoa Điều trị tổng hợp)