VIỄN THỊ

Viễn thị (Hyperopia, Hypermetropia, Farsightedness) là một vấn đề thị giác phổ biến. Những người bị viễn thị nhìn xa và nhìn gần đều kém.

Triệu chứng và dấu hiệu viễn thị

Hình trên : Ảnh của vật hội tụ sau võng mạc

Dưới : Ảnh của vật được chỉnh đúng trên võng mạc nhờ kính hội tụ

Do ảnh của vật bị hội tụ phía sau của võng mạc nên người viễn thị sẽ có xu hướng cố gắng điều tiết để kéo ảnh vật về lại võng mạc. Sự cố gắng này càng kéo dài thì người viễn thị sẽ bị lé (lác trong). Hơn nữa, người viễn thị nhìn gần nhìn xa đều mờ, càng nhìn gần thì càng mờ nên trẻ viễn thị không đeo kính sớm sẽ dễ bị nhược thị hơn so với trẻ cận thị.

Trẻ có viễn thị đơn thuần khi đến tuổi dậy thì mắt to ra, trục nhãn cầu dài hơn, độ viễn thị sẽ giảm. Nếu viễn thị nhẹ đến tuổi dậy thì trẻ có thể hết viễn thị.

Khi trẻ thường xuyên nheo mắt, mỏi mắt, nhìn vật mờ dù đã đưa vật đến gần mắt trẻ thì bạn cần nghi ngờ viễn thị, phải đưa trẻ đến cơ sở nhãn khoa để đo khám.

Nguyên nhân gây viễn thị?

Viễn thị xảy ra khi các tia sáng đi vào mắt hội tụ sau võng mạc.

-      Người viễn thị có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường do bẩm sinh, và một số trẻ có khả năng hết viễn thị khi lớn.

-      Độ hội tụ giác mạc, thủy tinh thể quá yếu.

-      Giác mạc dẹt, thủy tinh thể mỏng dẹt…

Điều trị viễn thị

Viễn thị có thể được chữa trị bằng cách đẹo kính có gọng hoặc kính áp tròng giúp thay đổi điểm hội tụ của tia sáng khi đi vào mắt. 

            Phẫu thuật LASIK được thực hiện khi trẻ đủ 18 tuổi và độ viễn thị ổn định.

(Tổng hợp)