Sụp mi (blepharoptosis, ptosis, drooping eye) là sự sa của mi trên xuống thấp hơn vị trí bình thường ở tư thế nhìn thẳng. Mi có thể bị sụp với các mức độ khác nhau, 1 bên hoặc cả 2 bên với độ sụp cân xứng hoặc không cân xứng. Sụp mi nhẹ có thể không ảnh hưởng thị lực nhưng khi tiến triển nặng sẽ làm cản trở tầm nhìn của người bệnh.
-
ĐẶC ĐIỂM SỤP MI BẨM SINH
Có rất nhiều cách phân loại sụp mi, trong bài viết này chú ý đến sụp mi ở trẻ em : Sụp mi bẩm sinh (Congenital ptosis) xuất hiện ngay sau khi sinh và thường gặp nhất (chiếm 55 - 75% các trường hợp sụp mi với tần suất 1,8% trẻ sơ sinh và sụp mi bẩm sinh một bên chiếm khoảng 75% có thể phối hợp với những bất thường khúc xạ, vận nhãn và dị dạng ở sọ mặt.
Sụp mi bẩm sinh có thể gây ra những hậu quả:
-
Nhược thị nếu mi sụp nhiều che mất tầm nhìn của mắt (khoảng 19% có thị lực kém),
-
Sụp mi gây tật khúc xạ do mi mắt đè lên giác mạc liên tục, làm biến dạng giác mạc gây tật khúc xạ.
-
Hạn chế thị trường (tầm nhìn)
-
Cong lệch cột sống cổ do cố ngửa cổ để nhìn,
-
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ gây tâm lý mặc cảm, hạn chế giao tiếp của trẻ.
-
NGUYÊN NHÂN GÂY SỤP MI Ở TRẺ EM
-
Sụp mi bẩm sinh do cơ : Bẩm sinh cơ nâng mi bị yếu hoặc giảm đi và bị thay thế bằng các ổ chức xơ mỡ. Do vậy chức năng cơ nâng mi bị yếu đi gây ra sụp mi.
-
Sụp mi bẩm sinh do bất thường phân bố thần kinh ở gia đoạn phôi thai, ví dụ hội chứng Maccus Gunn, ít gặp.
-
Sụp mi bẩm sinh do các chấn thương sản khoa : Các sang chấn gây ra do can thiệp sản khoa.
-
Sụp mi bẩm sinh do bị chèn ép bởi khối u ở hóc mắt, bất thường cấu trúc xương sọ mặt.
-
Sụp mi do nhược cơ bẩm sinh : thường kèm theo dấu hiệu nhược cơ toàn thân như liệt cơ hô hấp, vận động yếu, khó nhai khó nuốt…
-
ĐIỀU TRỊ SỤP MI BẨM SINH
Hiện tại không có thuốc điều trị sụp mi bẩm sinh. Phẫu thuật là biện pháp hiệu quả nhất để điều trị sụp mi. Thời điểm phẫu thuật thùy thuộc vào các yếu tố :
-
Tuổi : Thời điểm phẫu thuật sụp mi là 5 - 6 tuổi là tốt nhất để tránh nhược thị và phục hồi thị giác hai mắt cho trẻ.
-
Mức độ sụp mi : Sụp mi nặng có nguy cơ nhược thị hoặc lệch vẹo đầu thì cần phải mổ sớm hơn, có thể từ lúc 1 tuổi.
-
Bệnh kèm theo : Các khối u chèn ép nếu có phải được xử lý trước khi phẫu thuật sụp mi.