Glaucoma bẩm sinh là một bệnh hiếm di truyền đặc trưng bởi cấu tạo bất thường của bán phần trước nhãn cầu – cụ thể là phần góc tiền phòng – là nơi lưu thông thủy dịch của mắt. Do cấu trúc bất thường khiến thủy dịch bên trong và bên ngoài nhãn cầu không lưu thông được dẫn tới tăng áp lực bên trong của mắt.
Glaucoma bẩm sinh thực sự chiếm 40%, trong nhóm này, nhãn áp tăng cao khi trẻ vẫn còn nằm trong bụng mẹ, triệu chứng của bệnh xuất hiện ngay sau khi trẻ vừa sinh ra.
- Glaucoma ở trẻ em: bệnh biểu hiện ở trẻ trước 3 tuổi.
- Glaucoma ở tuổi vị thành niên: bệnh xuất hiện ở trẻ trước 16 tuổi
1.NHẬN BIẾT TRẺ BỊ GLAUCOMA BẨM SINH
Do lưu thông dịch bên trong và bên ngoài mắt bị tắc nghẽn khiến ứ đọng dịch trong, căng giãn các thành phần vỏ nhãn cầu, chèn ép thần kinh và mạch máu. Có thể dễ hình dung tình trạng này như một quả bóng bị bơm căng quá mức. Sự căng giãn kéo dài gây biến chứng :
-
Lồi mắt trâu : trẻ Glaucoma bẩm sinh có nhãn áp tăng cao liên tục lâu ngày làm căng giãn thành nhãn cầu vốn rất mảnh và yếu ở trẻ em làm cho mắt lồi ra, to và đen hơn bình thường, kết mạc (tròng trắng) mỏng ra chuyển sang màu xanh xám.
-
Trẻ phản ứng chậm với các chuyển động trước mặt.
-
Sợ ánh sáng, chảy nước mắt.
-
Mi mắt co quắp, nhắm mắt nhằm giảm bớt luồng ánh sáng chiếu vào mắt.
-
Khám mắt bởi các chuyên gia thì phát hiện các tổn hại bên trong của mắt như tăng nhãn áp, chèn ép thần kinh và mạch máu, thu hẹp thị trường.
2.ĐIỀU TRỊ GLAUCOMA BẨM SINH
Glaucoma bẩm sinh cần được điều trị lâu dài và suốt đời. Kể cả trường hợp đã phẫu thuật, bệnh nhi cũng cần được theo dõi định kỳ hàng tháng và dùng thuốc để kiểm soát nhãn áp.
-
Dùng thuốc ít có hiệu quả, hầu hết dùng thuốc chỉ là bước chuẩn bị cho phẫu thuật sau đó.
-
Thực hiện một thủ thuật can thiệp vào vị trí lưu thông thủy dịch bằng tia laser.
-
Phẫu thuật nhằm làm hạ nhãn áp xuống.