ĐỤC THỦY TINH THỂ Ở TRẺ EM

Thủy tinh thể bình thường giống như một thấu kính hai mặt lồi, trong suốt, có khả năng đàn hồi giúp ánh sáng đi qua và hội tụ đúng trên võng mạc. Đục thủy tinh thể cản trở ánh sáng vào võng mạc gây mờ mắt. Đục thủy tinh thể bẩm sinh khi xuất hiện tình trạng mờ đục ngay khi sinh.

nguồn  Squinteyehospital.comeye_diseasescongenital_cataract

(nguồn  Squinteyehospital.comeye_diseasescongenital_cataract)

  1. DẤU HIỆU TRẺ BỊ ĐỤC THỦY TINH THỂ BẨM SINH
  • Mờ mắt là dấu hiệu phổ biến nhất : tùy mức độ trẻ sẽ khó nhận biết đồ vật xung quanh, không phân biệt được màu sắc, quờ quạng, hay té ngã, trường hợp nặng có thể hoàn toàn mất thị lực.
  • Chói mắt : Phản xạ ánh sáng vào các dải đục thủy tinh thể gây tán sắc ánh sáng khiến trẻ chói mắt, nhức mắt, nhức đầu.
  • Nhìn thấy đốm trắng trong mắt trẻ.
  • Lác mắt : Mắt bị đục thủy tinh thể sẽ bị lác ngoài (mắt lệch về phía thái dương).
  1. BIẾN CHỨNG CỦA ĐỤC THỦY TINH THỂ BẨM SINH

Trẻ bị đục thủy tinh thể bẩm sinh không điều trị có thể gây biến chứng sau :

  • Tăng nhãn áp do thủy tinh thể quá chín, ngấm nước, mềm ra và căng phồng lên chèn ép sự lưu thông dịch của mắt gây ra tăng nhãn áp.
  • Nhược thị : Tuổi nhỏ là giai đoạn hình thành thị giác hai mắt, khi một hoặc hai mắt bị đục thủy tinh thể, trẻ sẽ mất khả năng hình thành thị giác, nhược thị một hoặc cả hai mắt nếu không được phẫu thuật.
  • Lác mắt : Trẻ đục thủy thủy tinh thể bẩm sinh gây lác (lé) ngoài.
  1. ĐỤC THỦY TINH THỂ BẨM SINH CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC

Trẻ bị đục thủy tinh thể bẩm sinh cần được khám chuyên khoa, đo khúc xạ, siêu âm mắt để loại trừ các bệnh nguy hiểm khác.

Không có thuốc điều trị bệnh này. Phẫu thuật đặt thủy tinh thể nhân tạo là phương pháp tốt nhất để điều trị. Tuy nhiên cần lưu ý, sau khi phẫu thuật thị lực có thể giảm dần do trẻ lớn, nhãn cầu to ra, độ khúc xạ thay đổi khi trẻ đến tuổi dậy thì. Do đó trẻ phẫu thuật xong cần định kỳ đo khúc xạ 1 năm/1 lần đến khi trưởng thành để mang kính gọng ngoài cho phù hợp tránh trường hợp nhược thị.