Theo số liệu thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới, 90% trường hợp bị đái tháo đường trên 10 năm phải đối mặt với bệnh lý võng mạc đái tháo đường, trong đó 50% dẫn đến mù lòa.
Bệnh võng mạc mạc đái tháo đường phát sinh khi lượng đường trong máu cao gây tổn thương và làm hỏng các mạch máu nhỏ làm nhiệm vụ cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho võng mạc (bộ phận chứa các mô nhạy sáng ở phía sau của mắt). Khi quá trình tổn thương nhân lên các mạch máu này sưng lên và rò rỉ chất lỏng hoặc đôi khi chúng có thể đóng lại, ngăn máu đi qua, gọi là sự tắc nghẽn vi mạch máu dẫn đến thay đổi thị lực hoặc mù lòa.
Theo TS Đỗ Như Hơn, Bệnh võng mạc tiểu đường liên quan đến sự tổn thương của RPE (tế bào biểu mô sắc tố võng mạc). Một nghiên cứu được công bố của Viện Y tế Mỹ (NHI) cho thấy tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE là lớp tế bào nằm giữa mạch máu và võng mạc có nhiệm vụ nuôi dưỡng đồng thời là hàng rào bảo vệ các tế bào thị giác, ngăn chặn thành phần có hại từ mạch máu đi vào võng mạc. Khi RPE suy yếu do đường huyết tăng cao chính là nguyên nhân dẫn đến sự thoái hóa võng mạc, gây suy giảm thị lực, mù lòa.
Bất kỳ ai mắc bệnh mạc đái tháo đường đều có nguy cơ biến chứng thành bệnh võng mạc tiểu đường. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu người bệnh:
-
Không kiểm soát được lượng đường trong máu
-
Tăng huyết áp
-
Tăng lipid máu
-
Có thai
-
Người thường xuyên dùng thuốc lá, rượu bia
-
Người bị bệnh mạc đái tháo đường trong thời gian dài
Để phòng tránh biến chứng tại mắt do Đái tháo đường điều quan trọng nhất chính là kiểm soát đường huyết ổn định bằng các biệp pháp :
-
Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày
-
Dùng thuốc đúng giờ, đúng liều lượng theo chỉ định.
-
Thường xuyên kiểm tra đường huyết. Có thể thực hiện kiểm tra đường huyết tại nhà hoặc cơ sở y tế thuận tiện.
Ths. Bs Huỳnh Ngọc Khánh
(PGĐ Bệnh viện Mắt Phú Yên)